-
サマリー
あらすじ・解説
Cùng tham khảo nội dung Nghị luận xã hội về Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời chữa lành tuổi thơ. được Onthidgnl chia sẻ sau đây. Các em tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có kỹ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội nhé. --- Trong cuốn sách ‘Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ ‘ tiến sĩ Đặng Hoàng Giang viết rằng: Tôi muốn mọi người biết rằng có nhiều đứa trẻ vẫn đang chống chọi từng ngày để lớn lên trở thành người tử tế’. Những đứa trẻ không có tuổi thơ khi lớn lên cuộc sống của chúng chẳng thể nào tìm thấy được mục đích sống ý nghĩa. Tôi đã từng chứng kiến ở ngoài đường những cậu thanh niên đang ‘chống chọi’ với cuộc sống mưu sinh kiếm tiền bằng việc thổi lửa để kiếm tiền dù cho nguy hiểm thế nào, những đứa bé không có nón mũ để đeo vẫn phải đứng bán vé số giữa thời tiết khắc nghiệt. Những đứa trẻ không có tuổi thơ hạnh phúc thường lớn lên theo những cách như vậy bởi thế tôi mới trăn trở câu nói rằng: ”Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ’. Tuổi thơ là những mảnh kí ức trong sáng nhất đáng để nhớ và hoài niệm nhất. Có người sẽ luôn nhớ về chúng là một kỉ niệm đẹp, ý nghĩa. Nhưng tuổi thơ đối với một số người mà nói là ánh ảnh, là chất chứa những chuỗi ngày đen tối đến mức họ chỉ muốn ném những điều tiêu cực ra khỏi cuộc sống của mình. Được mấy người có tuổi thơ trọn vẹn? Và điều gì nói lên một tuổi thơ đầy bất hạnh? Theo nhà tâm lý học người Mỹ Ronald.P.Rohner đó là thiếu sự ấm áp và sự ấm áp phải nằm ở cảm nhận của đứa trẻ.Thiếu tình thương,thiếu sự thấu hiểu là một trong số rất nhiều lý do mà nhiều người vẫn nghĩ mảnh đời bất hạnh khi còn rất trẻ. Song, khác với những điều ấy đứa trẻ khi nhận được sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng từ thể chất và tinh thần đến từ cha mẹ ,khi lớn lên sẽ có những quan hệ lành mạnh, cân bằng, hài hòa,cởi mở với bạn bè và trở thành người được mọi người yêu quý. Ngược lại khi đứa trẻ thiếu vắng tình thương không có sự gần gũi từ cha mẹ không được khích lệ động viên ,khi lớn lên đứa trẻ sẽ dựng một hàng rào phòng thủ để bảo vệ mình và trở thành người thiếu cởi mở trong cảm xúc. Họ chỉ lớn lên giống như vòng đời của một cái cây nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng và không thể nào ra trái ngon, quả ngọt được. Và điều đặc biệt là khi đứa trẻ không nhận được sự yêu thương thì lớn lên khó có thể yêu thương người khác. Tôi đã từng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ bất hạnh không có tuổi thơ rất kinh khủng và ám ảnh. Cô bé trong bức ảnh ‘Napalm girl được chụp vào năm 1972.Khi tìm hiểu kĩ hơn mình sẽ biết được rằng Napalm là một thứ bom quái ác, chất lỏng dạng gel sẽ bắn ra và đốt cháy những gì dính chặt vào.Và khi nhìn thấy bức ảnh ấy tôi thật sự chua xót, sức nóng khủng khiếp của bom Napalm đã khiến cô bé phải xé sạch quần áo ,vừa chạy vừa la hét thảm thiết ‘nóng quá,nóng quá giữa bom đạn mịt mù phía sau.Chiến tranh Việt Nam đã để lại nhiều mất mát to lớn hậu quả chiến tranh để lại là không thể chối bỏ nỗi đau ấy vẫn luôn âm ỉ qua từng thế hệ. Nhưng ở đâu đó vẫn luôn xuất hiện những phép màu, cô bé năm ấy vẫn còn sống sót và đã 60 năm những vết sẹo mà bom Napalm vẫn còn để lại hằn trên da thịt nỗi đau ấy sẽ chẳng ai biết, bà thật sự đã dành cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ của mình. Thời gian có thể chữa lành vết thương ngoài da , nhưng tâm hồn thì không. .... Nguồn xem tiep https://onthidgnl.com/dua-tre-hanh-phuc-dung-tuoi-tho-de-om-ap-cuoc-doi-nlxh/